Kiểm toán là một trong những lĩnh vực đang ngày càng phát triển và được các doanh nghiệp sử dụng. Hãy cùng tìm hiểu về dịch vụ kiểm toán để có được cái nhìn tổng quan nhất về nó nhé!

Mục tiêu cuộc kiểm toán
Mục đích của việc kiểm toán là kiểm toán viên sẽ đưa ra ý kiến độc lập về Báo cáo quyết toán vốn đầu tư hoàn thành có được lập trên cơ sở chuẩn mực kế toán, chế độ kế toán và quy định về quyết toán vốn đầu tư hiện hành, có tuân thủ pháp luật và các quy định có liên quan về quản lý đầu tư và xây dựng, đồng thời có phản ánh trung thực và hợp lý trên các khía cạnh trọng yếu tình hình và kết quả đầu tư hay không?
Phạm vi kiểm toán
Phạm vi kiểm toán được xác định trên cơ sở các yêu cầu của dự án về nội dung dịch vụ kiểm toán. Những yêu cầu này tập trung chủ yếu vào việc quyết toán vốn đầu tư hoàn thành của các dự án trên cơ sở quy định của Nhà nước về quản lý đầu tư xây dựng và đặc biệt là các quy định về quản lý tài chính và kế toán trong lĩnh vực đầu tư xây dựng.
Theo đó, Kiểm toán viên, kỹ thuật viên sẽ thực hiện kiểm toán Báo cáo quyết toán vốn đầu tư hoàn thành các dự án và đưa ra ý kiến về mức độ trung thực, hợp lý của các thông tin được trình bày trên Báo cáo này, làm cơ sở cho cơ quan có thẩm quyền thẩm tra và phê duyệt Báo cáo quyết toán vốn đầu tư hoàn thành của dự án.
Nội dung kiểm toán
Kiểm toán viên, kỹ thuật viên được yêu cầu đưa ra ý kiến về các nội dung sau:
- Tính hợp lý, hợp lệ của hồ sơ pháp lý của dự án;
- Tình hình cấp phát vốn đầu tư;
- Chi phí đầu tư thực hiện của dự án từ giai đoạn chuẩn bị đầu tư đến giai đoạn kết thúc đầu tư bao gồm chi phí xây lắp, chi phí thiết bị và chi phí khác;
- Giá trị tài sản bàn giao đưa vào sử dụng bao gồm cả tài sản cố định và tài sản khác của dự án;
- Các chi phí không tính vào giá trị tài sản bao gồm cả giá trị thiệt hại do thiên tai, nguyên nhân bất khả kháng và giá trị khối lượng được hủy bỏ theo quyết định của cấp có thẩm quyền của dự án;
- Tình hình công nợ và vật tư, thiết bị tồn đọng của dự án;
- Sự phù hợp và đầy đủ của hồ sơ quyết toán vốn đầu tư của dự án so với hướng dẫn quyết toán vốn đầu tư tại Thông tư số 19/2011/TT-BTC ngày 14/02/2011 của Bộ Tài chính.
Ngoài ra, kiểm toán viên sẽ có ý kiến tư vấn về phương pháp hạch toán kế toán, sổ sách và báo cáo tài chính hàng năm liên quan đến dự án, hệ thống kiểm soát nội bộ và các hoạt động quản lý mà kiểm toán viên đã kiểm tra trong thời gian kiểm toán. Xác định những điểm cần phải lưu ý trong hệ thống quản lý của dự án cũng như các vấn đề cần thiết khác.
Tổ chức thực hiện
1. Lập kế hoạch kiểm toán
Chúng tôi sẽ tiến hành lập kế hoạch kiểm toán ngay sau khi được bổ nhiệm làm Kiểm toán của dự án. Chúng tôi thực hiện các bước công việc sau:
- Tiếp cận và phỏng vấn Chủ đầu tư và các bên có liên quan khác;
- Xác định mục tiêu, phạm vi, phương thức tiến hành;
- Thu thập thông tin chung về công trình;
- Thảo luận sơ bộ với chủ đầu tư;
- Soát xét sơ bộ báo cáo quyết toán công trình;
- Lập kế hoạch kiểm toán chung;
- Phân công nhiệm vụ trong nhóm kiểm toán;
- Xây dựng chương trình kiểm toán;
- Thông qua kế hoạch kiểm toán và giới thiệu nhóm kiểm toán với Chủ đầu tư;
- Thu thập tất cả các hồ sơ tài liệu cần thiết cho cuộc kiểm toán;
- Thu thập thông tin thực tế tại văn phòng của Chủ đầu tư.
Cách tiếp cận trên cho phép chúng tôi:
- Ø Hiểu biết rõ về tình hình thực hiện dự án;
- Ø Hiểu biết rõ về hệ thống kế toán và hệ thống kiểm soát nội bộ của Quý Khách hàng;
- Ø Đánh giá đúng và đủ về rủi ro và mức độ trọng yếu.
- Kiểm tra tài liệu, hợp đồng, các văn bản liên quan trình tự thủ tục đầu tư công trình;
- Kiểm tra các thủ tục đấu thầu xây lắp, mua sắm thiết bị;
- Kiểm tra tính hợp lý hợp lệ của các chi phí xây lắp, thiết bị, chi phí khác;
- Kiểm tra mẫu tại hiện trường (trường hợp đặc biệt);
- Kiểm tra tổng thể báo cáo quyết toán công trình hoàn thành;
- Làm việc với Chủ đầu tư hoặc các nhà thầu, các bên liên quan để thu thập để củng cố căn cứ.
3. Kiểm soát chất lượng kiểm toán
- Toàn bộ công việc kiểm toán được kiểm soát bởi Chủ nhiệm kiểm toán, phòng Kiểm soát chất lượng kiểm toán và thành viên Ban Giám đốc kiểm soát chất lượng cuộc kiểm toán.
- Mục đích của việc kiểm soát chất lượng kiểm toán nhằm đảm bảo cho việc cung cấp dịch vụ đảm bảo về chất lượng, tư vấn tối đa đem lại lợi ích cho Quí khách hàng.
4. Lập Báo cáo kiểm toán
- Tổng hợp các kết quả kiểm toán;
- Lập dự thảo Báo cáo kiểm toán;
- Gửi Dự thảo Báo cáo kiểm toán cho Chủ đầu tư;
- Trao đổi với Chủ đầu tư và các bên có liên quan về số liệu kiểm toán;
- Hoàn thiện Báo cáo kiểm toán và phát hành chính thức.
Thông qua kết quả kiểm toán chúng tôi có thể tư vấn cho Chủ đầu tư:
- Tuân thủ các văn bản pháp quy của Nhà nước trong lĩnh vực XDCB, phù hợp với pháp luật Việt Nam;
- Xử lý các vướng mắc và tồn đọng liên quan đến việc quyết toán công trình;
- Lập báo cáo quyết toán vốn đầu tư theo hướng dẫn của Bộ Tài chính.
Xem thêm:
Ý kiến bạn đọc [ 0 ]
Ý kiến của bạn