Chi phí sản xuất bao gồm toàn bộ chi phí được sử dụng trong quá trình sản xuất của doanh nghiệp. Tùy theo việc xem xét chi phí ở góc độ nào, mục đích quản lý ra sao mà có thể phân loại chi phí theo những cách khác nhau. Trong một doanh nghiệp sản xuất người ta thường phân loại chi phí sản xuất theo các cách sau :

-
Theo khoản mục chi phí: Cách phân loại này dựa trên công dụng của chi
phí trong quá trình sản xuất sản phẩm và phương pháp tập hợp chi phí có
tác dụng tích cực cho việc phân tích giá thành theo khoản mục chi phí.
Mục đích của cách phân loại này để tìm ra các nguyên nhân làm thay đổi
giá thành so với định mức và đề ra các biện pháp hạ giá thành sản phẩm.
-
Theo yếu tố chi phí: Căn cứ vào nội dung kinh tế của chi phí để sắp xếp
những chi phí có nội dung kinh tế ban đầu giống nhau vào cùng một nhóm
chi phí. Cách phân loại này không phân biệt nơi chi phí phát sinh và mục
đích sử dụng của chi phí. Mục đích của cách phân loại này để biết được
chi phí sản xuất của doanh nghiệp gồm những loại nào, số lượng, giá trị
từng loại chi phí là bao nhiêu.
- Theo mối quan hệ
giữa chi phí với số lượng sản phẩm sản xuất: Được chia làm hai loại là
chi phí cố định và chi phí biến đổi. Cách phân loại chi phí theo chi phí
cố định và chi phí biến đổi có vai trò quan trọng trong phân tích điểm
hòa vốn phục vụ cho việc ra các quyết định kinh doanh của Giám đốc Doanh
Nghiệp.
- Theo lĩnh vực kinh doanh của doanh
nghiệp: Là các chi phí phát sinh trong quá trình sản xuất kinh doanh của
doanh nghiệp. Cách phân loại này là cơ sở để xác định chất lượng hoạt
động của các bộ phận trong doanh nghiệp.
Để được
tư vấn cụ thể hãy đến với IAC Hà Nội sẽ giúp Quý doanh nghiệp, Người
quản lý doanh nghiệp xây dựng một cơ cấu chi phí hợp lý và mang lại hiệu
quả tối ưu cho doanh nghiệp.
Các dịch vụ kiểm toán - kế toán IAC Hà Nội cung cấp bao gồm:
- Thiết lập hồ sơ khai thuế ban đầu, mua hoá đơn;
- Làm báo cáo thuế tháng, quý, năm;
- Hạch toán kế toán;
- Lập và in đầy đủ các loại sổ sách kế toán theo chuẩn mực;
- Kê khai, nộp thuế thu nhập cá nhân;
- Lập quyết toán thuế TNDN, TNCN, báo cáo tài chính năm;
- Tổng hợp và phân tích số liệu về các chi phí liên quan kế toán;
- Kiểm tra, các chứng từ kế toán để phát hiện các sai sót so với quy định và điều chỉnh;
- Phối hợp cùng doanh nghiệp xử lý các vấn đề liên quan nghiệp vụ kế toán;
- Tư vấn để doanh nghiệp năm bắt kịp thời và cân đối được kế hoạch doanh thu, chi phí;
- Chịu trách nhiệm giải trình với cơ quan thuế khi quyết toán thực tế.
Xem thêm:
Ý kiến bạn đọc [ 0 ]
Ý kiến của bạn