Hướng dẫn các cách đánh giá sản phẩm dở dang

Thứ Ba, 19 tháng 4, 2016

Trong doanh nghiệp sản xuất chắc chắn sẽ có những sản phẩm dở dang. Vậy những sản phẩm này được đánh giá như thế nào? hãy cùng tìm hiểu các cách đánh giá các sản phẩm dở dang.

 d6cb0-nganh-ke-toan-doanh-nghiep

- Phương pháp ước tính sản lượng tương đương

Dựa theo số lượng và mức độ hoàn thành của sản phẩm dở dang so với thành phẩm để quy đổi số lượng sản phẩm dở dang ra số lượng thành phẩm tương đương. Các chi phí nguyên, vật liệu chính cho sản phẩm dở dang được xác định theo chi phí thực tế như đối với thành phẩm. Các chi phí chế biến khác được phân bổ cho sản phẩm dở dang dựa vào chi phí giờ công định mức, tiền lương định mức. Mức độ hoàn thành so với thành phẩm theo đánh giá cũng có thể được dùng làm căn cứ để xác định chi phí chế biên phân bè cho sản phẩm dở dang.

- Phương pháp đánh giá theo chi phí nguyên, vật liệu chính hoặc chi phí trực tiếp

Theo phương pháp này chỉ tính vào giá trị sản phẩm dở dang các chi phí nguyên vật liệu chính hoặc các chi phí trực tiếp như vật liệu và tiền lương. Các chi phí còn lại được tính vào giá thành sản phẩm hoàn thành. Phương pháp này tuy giản đơn nhưng mức độ chính xác thấp. Chỉ nên áp dụng phương pháp này ở những doanh nghiệp mà các chi phí trực tiếp chiếm tỷ trọng lớn trong giá thành sản phẩm, có ít sản phẩm dở dang và số lượng sản phẩm dở dang giữa các tháng tương đối đồng đều.
- Phương pháp đánh giá theo định mức chi phí

Phương pháp này được áp dụng trong các doanh nghiệp đã xây dựng được định mức chi phí hợp lý hoặc tính giá thành sản phẩm theo phương pháp định mức. Theo phương pháp này, kế toán căn cứ vào mức độ hoàn thành của sản phẩm dở dang theo công đoạn sản xuất và định mức chi phí của nó có thể xác định chi phí cho sản phẩm dở dang. Giá trị sản phẩm dở dang là tổng hợp chi phí định mức của các công đoạn đã hoàn thành.

- Phương pháp đánh giá theo 50% chi phí chế biến

Đây là trường hợp đặc biệt của phương pháp đánh giá sản phẩm dở dang theo sản lượng hoàn thành tương đương. Trong phương pháp này người ta coi mức độ hoàn thành của sản phẩm dở dang là 50% so với thành phẩm. Việc xác định giá trị sản phẩm dở dang được thực hiện tương tự như phương pháp ươc tính sản lượng tương đương. Chi phí nguyên, vật liệu chính được tính theo mức tiêu thụ thực tế. Các chi phí chế biến được tính bằng 50% chi phí chế biến phân bổ cho thành phẩm. Do mức độ chính xác thấp nên phương pháp này chỉ nên áp dụng ở những doanh nghiệp có chi phí chế biến chiếm tỉ lệ nhỏ trong giá thành sản phẩm.

IAC Hà Nội sẽ giúp Quý doanh nghiệp, Người quản lý doanh nghiệp xây dựng một cơ cấu chi phí hợp lý và mang lại hiệu quả tối ưu cho doanh nghiệp.

Dịch vụ kiểm toán - kế toán của chúng tôi gồm:


- Tư vấn, phân tích và xây dựng cơ cấu chi phí và nguồn vốn huy động tối ưu cho doanh nghiệp trong từng thời kỳ;

- Tư vấn thiết lập chính sách phân chia chi phí cùng các mức lợi nhuận một cách hợp lý nhất đối với doanh nghiệp;

- Tư vấn phương pháp kiểm soát việc sử dụng tài sản của doanh nghiệp;

- Tư vấn các vấn đề khác liên quan đến cơ cấu chi phí doanh nghiệp
Xem thêm:
Tags:


Ý kiến bạn đọc [ 0 ]


Ý kiến của bạn