Tài khoản phải trả, phải nộp khác được dùng để phản ánh tình hình về các khoản phải trả, phải nộp ngoài nội dung đã phản ánh ở các tài khoản thuộc nhóm TK 33 (Từ tài khỏan 331 đến 337)... Cùng xem hướng dẫn chi tiết cách hạch toán.

1. Hàng tháng trích bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế, bảảo hiểm thất nghiệp và kinh phí công đoàn vào chi phí sản xuất, kinh doanh, ghi:
Nợ 623 – Chi phí sử dụng máy thi côngNợ 622 – Chi phí nhân công trực tiếp
Nợ 627 – Chi phí sản xuất chung
Nợ 641 – Chi phí bán hàng
Nợ 642 – Chi phí quản lý doanh nghiệp
Có 338 – Phải trả, phải nộp khác (3382, 3383, 3384, 3389)
2. Tính số tiền bảo hiểm y tế, bảo hiểm xã hội, bảo hiểm thất nghiệp trừ vào lương của công nhân viên, ghi:
Nợ 334 – Phải trả người lao động
Có 338 – Phải trả, phải nộp khác (3384)
3. Nộp bảo hiểm xã hội, bảo hiểm thất nghiệp, kinh phí công đoàn cho cơ quan quản lý quỹ và khi mua thẻ bảo hiểm y tế cho công nhân viên, ghi:
Nợ 338 – Phải trả, phải nộp khác
Có các 111, 112,…
4. Tính bảo hiểm xã hội phải trả cho công nhân viên khi nghỉ ốm đau, thai sản,…,ghi:
Nợ 338 – Phải trả, phải nộp khác (3383)
Có 334 – Phải trả người lao động
5. Chi tiêu kinh phí công đoàn tại đơn vị, ghi:
Nợ 338 – Phải trả, phải nộp khác (3382, 3383)
Có TK 111;112.....
6. Kinh phí công đoàn chi vượt được cấp bù, khi nhận được tiền, ghi:
Nợ 111 – Tiền mặt
Nợ 112 – Tiền gửi ngân hàng
Có 338 – Phải trả, phải nộp khác.
Với kinh nghiệm sẵn có và mong muốn trợ giúp các nhà quản lý doanh nghiệp nắm bắt kịp thời tình hình tài chính - kế toán, đảm bảo tuân thủ đúng các quy định của pháp luật, đội ngũ kế toán trưởng, chuyên viên tư vấn quản trị, nhiều kinh nghiệm sẽ đảm bảo độ Tin cậy, Hiệu quả, Tiết kiệm chi phí, Thời gian và chính xác cho doanh nghiệp .
Các dịch vụ kiểm toán của IAC Hà Nội cung cấp bao gồm:
- Thiết lập hồ sơ khai thuế ban đầu, mua hoá đơn;
- Làm báo cáo thuế tháng, quý, năm;
- Hạch toán kế toán;
- Lập và in đầy đủ các loại sổ sách kế toán theo chuẩn mực;
- Kê khai, nộp thuế thu nhập cá nhân;
- Lập quyết toán thuế TNDN, TNCN, báo cáo tài chính năm;
- Tổng hợp và phân tích số liệu về các chi phí liên quan kế toán;
- Kiểm tra, các chứng từ kế toán để phát hiện các sai sót so với quy định và điều chỉnh;
- Phối hợp cùng doanh nghiệp xử lý các vấn đề liên quan nghiệp vụ kế toán;
- Tư vấn để doanh nghiệp năm bắt kịp thời và cân đối được kế hoạch doanh thu, chi phí;
- Chịu trách nhiệm giải trình với cơ quan thuế khi quyết toán thực tế.
Xem thêm:
Ý kiến bạn đọc [ 0 ]
Ý kiến của bạn