Phân loại chứng từ kế toán trong doanh nghiệp

Chủ Nhật, 12 tháng 6, 2016

Do sự đa dạng và phong phú về nội dung và đặc điểm của các nghiệp vụ kinh tế phát sinh dẫn đến việc có rất nhiều loại chứng từ khác nhau về hình thức, nội dung phản ánh, công dụng, thời gian, địa điểm lập chứng từ. Để giúp cho người làm công tác kế toán hiểu biết từng loại chứng từ, chứng từ kế toán được chia thành nhiều loại theo các tiêu chí sau:

 - Phân loại theo địa điểm lập chứng từ: Theo cách phân loại này chứng từ kế toán được phân chia thành chứng từ bên trong và chứng từ bên ngoài

Việc phân loại chứng từ theo địa điểm lập là cơ sở xác định trách nhiệm vật chất với hoạt động kinh tế phát sinh phản ánh trên chứng từ

Thuận lợi cho việc đối chiếu, kiểm tra, xác định trọng tâm của kiểm tra chứng từ Tạo điều kiện thuận lợi cho việc xử lý tốt các nghiệp vụ kinh tế phát sinh

- Phân loại theo mức độ phản ánh trên chứng từ: Theo cách phân loại này chứng từ kế toán được chia thành chứng từ gốc và chứng từ tồng hợp

Hiểu được tầm quan trọng của từng loại chứng từ để từ đó có cách sử dụng và bảo quản thích hợp

- Phân loại theo yêu cầu quản lý chứng từ: Theo cách phân loại này chứng từ kế toán được chia thành chứng từ kế toán bắt buộc và chứng từ mang tính hướng dẫn

Giúp cho nhà quản trị tùy theo mối quan hệ, tùy theo từng nghiệp vụ để vận dụng chứng từ thích hợp

- Phân loại theo hình thức biểu hiện: Theo cách phân loại này chứng từ kế toán đươc chia thành chứng từ thông thường và chứng từ điện tử

- Phân loại theo nội dung kinh tế phản ánh trên chứng từ: Theo cách phân loại này chứng từ kế toán được chia thành các loại như sau:

+ Chứng từ lao động và tiền lương

+ Chứng từ kế toán và hàng tồn kho

+ Chứng từ về tài sản cố định

+ Chứng từ bán hàng: Hóa đơn GTGT, hóa đơn bán hàng…

+ Chứng từ tiền mặt: Phiếu thu, phiếu chi, biên bản kiểm kê quỹ tiền mặt…

Thuận lợi cho việc phân loại các chứng từ cùng nội dung, tổng hợp số liệu, định khoản kế toán và ghi sổ kế toán Công ty chúng tôi chuyên giải đáp những thắc mắc về những vấn đề có liên quan tới kế toán, kiểm toán, thuế, pháp luật kế toán, pháp luật thuế.

Các dịch vụ kiểm toán - kế toán của IAC Hà Nội bao gồm:

+ Tư vấn pháp luật về kế toán, pháp luật thuế cho doanh nghiệp

+ Tư vấn hồ sơ, thủ tục về kế toán, thuế

+ Thực hiện dịch vụ kế toán thường xuyên

+ Thực hiện kiểm soát tài chính nội bộ

+ Thực hiện kiểm toán theo yêu cầu

+ Xây dựng cơ cấu chi phí giá thành hợp lý,

+ Xây dựng quỹ lương, các khoản trích theo lương

+ Tổ chức hệ thống kế toán, xử lý thông tin kế toán

+ Tư vấn về đầu tư tài chính

Xem thêm:

Tags:


Ý kiến bạn đọc [ 0 ]


Ý kiến của bạn