Phân loại và tính giá nguyên vật liệu, công cụ và dụng cụ

Thứ Năm, 31 tháng 3, 2016

Trong quá trình sản xuất, kinh doanh của doanh nghiệp, doanh nghiệp của bạn sẽ phải sử dụng đến các công cụ, dụng cụ để chế biến các nguyên vật liệu thành sản phẩm, dịch vụ của DN của bạn. Vậy phân loại và tính giá các nguyên liệu này thế nào cho đúng. Cùng tìm hiểu nhé!

hoc-ke-toan-tue
Khái niệm vật liệu, công cụ, dụng cụ:

Vật liệu: là đối tượng lao động - một trong 3 yếu tố cơ bản của quá trình sản xuất. Trong quá trình sản xuất chỉ tham gia một lần vào quá trình sản xuất và dưới tác động của lao động vật liệu bị tiêu hao toàn bộ hoặc thay đổi hình thái vật chất ban đầu để tạo thành sản phẩm.

Công cụ, dụng cụ: bao gồm các loại tư liệu lao động được sử dụng cho các hoạt động SXKD khác nhau nhưng không đủ tiêu chuẩn trở thành TSCĐ. Về đặc điểm vận động thì công cụ, dụng cụ có thời gian sử dụng khá dài nên giá trị cũng được chuyển dần vào chi phí của đối tượng sử dụng nhưng do giá trị của chúng không lớn nên để đơn giản cho công tác quản lý, theo dõi thì hoặc là tính hết giá trị của chúng vào chi phí của đối tượng sử dụng trong một lần hoặc là phân bổ dần trong một số kỳ nhất định. Trong các doanh nghiệp chi phí vật liệu, công cụ, dụng cụ thường chiếm một tỷ trọng lớn trong tổng chi phí sản xuất - kinh doanh. Quản lý tốt việc thu mua, dự trữ và sử dụng vật liệu, công cụ, dụng cụ là điều kiện cần thiết để tiết kiệm chi phí, hạ giá thành sản phẩm, tăng lợi nhuận cho doanh nghiệp.

Phân loại vật liệu, công cụ, dụng cụ:

Vật liệu bao gồm:

- Nguyên liệu, vật liệu chính: là những loại nguyên liệu và vật liệu khi tham gia vào quá trình sản xuất thì cấu thành thực thể vật chất, thực thể chính của sản phẩm. Vì vậy khái niệm nguyên liệu, vật liệu chính gắn liền với từng doanh nghiệp sản xuất cụ thể. Trong các doanh nghiệp kinh doanh thương mại, dịch vụ …. không đặt ra khái niệm vật liệu chính, vật liệu phụ. Nguyên liệu, vật liệu chính cũng bao gồm cả nửa thành phẩm mua ngoài với mục đích tiếp tục quá trình sản xuất, chế tạo ra thành phẩm.

- Vật liệu phụ: là những loại vật liệu khi tham gia vào quá trình sản xuất, không cấu thành thực thể chính của sản phẩm nhưng có thể kết hợp với vật liệu chính làm thay đổi mầu sắc, mùi vị, hình dáng bên ngoài, tăng thêm chất lượng của sản phẩm hoặc tạo điều kiện cho quá trình chế tạo sản phẩm được thực hiện bình thường, hoặc phục vụ cho nhu cầu công nghệ, kỹ thuật, bảo quản, đóng gói, phục vụ cho quá trình lao động.

- Nhiên liệu: là những thứ có tác dụng cung cấp nhiệt lượng trong quá trình sản xuất, kinh doanh tạo điều kiện cho quá trình chế tạo sản phẩm diễn ra bình thường. Nhiên liệu có thể tồn tại ở thể lỏng, thể rắn và thể khí.

- Phụ tùng thay thế: là những vật tư dùng để thay thế, sửa chữa máy móc thiết bị, phương tiện vận tải, công cụ, dụng cụ sản xuất.

- Vật liệu và thiết bị xây dựng cơ bản: là những loại vật liệu và thiết bị được sử dụng cho công việc xây dựng cơ bản. Đối với thiết bị xây dựng cơ bản bao gồm cả thiết bị cần lắp, không cần lắp, công cụ, khí cụ và vật kết cấu dùng để lắp đặt vào công trình xây dựng cơ bản.

Công cụ, dụng cụ bao gồm:

Theo công cụ, dụng cụ, dụng cụ được dùng trong doanh nghiệp được chia thành các nhóm sau:

- Công cụ lao động phục vụ cho lao động của công nhân viên như kìm, búa,..v..v.. - Các vật dụng bảo hộ cho công nhân trong quá trình làm việc như quần áo bảo hộ, găng tay, kính,mũ, ..vv…

- Các công cụ, dụng cụ khác Theo mục đích sử dụng công cụ, dụng cụ được chia thành các nhóm:

- Công cụ lao động:

- Bao bì luân chuyển

- Đồ dùng cho thuê

Các dịch vụ kiểm toán, kế toán của IAC Hà Nội cung cấp bao gồm:

- Thiết lập hồ sơ khai thuế ban đầu, mua hoá đơn;

- Làm báo cáo thuế tháng, quý, năm;

- Hạch toán kế toán;

- Lập và in đầy đủ các loại sổ sách kế toán theo chuẩn mực;

- Kê khai, nộp thuế thu nhập cá nhân;

- Lập quyết toán thuế TNDN, TNCN, báo cáo tài chính năm;

- Tổng hợp và phân tích số liệu về các chi phí liên quan kế toán;

- Kiểm tra, các chứng từ kế toán để phát hiện các sai sót so với quy định và điều chỉnh;

- Phối hợp cùng doanh nghiệp xử lý các vấn đề liên quan nghiệp vụ kế toán;

- Tư vấn để doanh nghiệp năm bắt kịp thời và cân đối được kế hoạch doanh thu, chi phí;

- Chịu trách nhiệm giải trình với cơ quan thuế khi quyết toán thực tế.
Xem thêm:
Tags:


Ý kiến bạn đọc [ 0 ]


Ý kiến của bạn