Hướng dẫn chi tiết mở sổ kế toán ghi chép các nghiệp vụ phát sinh liên quan đến nguyên vật liệu, dụng cụ... tương ứng với một thẻ ở kho. Sau đây là chi tiết cách kế toán ghi đơn giá, tính thành tiền và phân loại chứng từ...

Tại kho:
Hàng ngày thủ kho căn cứ vào các Phiếu nhập kho, Phiếu xuất kho ghi chép tình hình nhập, xuất kho vào các cột tương ứng trong thẻ kho, mỗi chứng từ được ghi một dòng, cuối ngày tính ra số tồn kho. Theo định kỳ nhân viên kế toán vật tư xuống kho nhận chừng từ và kiểm tra việc ghi chép của thủ kho, sau đó ký xác nhận vào thẻ kho (Cột G) - Mẫu số S12-DN ( Ban hành theo QĐ số 15/2006/QĐ-BTC ngày 20/3/2006 của Bộ trưởng BTC)
Sau mỗi lần kiểm kê phải tiến hành điều chỉnh số liệu trên thẻ kho cho phù hợp với số liệu thực tế kiểm kê theo chế độ quy định.
Chú ý: mỗi thẻ kho chỉ được lập cho một thứ vật liệu ở kho.
Tại phòng kế toán:
Kế toán mở sổ chi tiết vật liệu, dụng cụ cho từng danh điểm vật liệu, dụng cụ tương ứng với thẻ kho mở ở kho. Theo định kỳ nhân viên kế toán vật tư xuống kho nhận chứng từ và kiểm tra việc ghi chép của thủ kho. Kế toán ghi đơn giá, tính thành tiền và phân loại chứng từ. Sau khi phân loại chứng từ xong, kế toán căn cứ vào đó để ghi chép biến động của từng vật liệu, dụng cụ bằng cả thước đo hiện vật và giá trị vào sổ (thẻ) chi tiết Mẫu số S10-DN (Ban hành theo QĐ số 15/2006/QĐ-BTC ngày 20/3/2006 của Bộ trưởng BTC)
Sau khi đối chiếu xong kế toán lập “Bảng tổng hợp nhập xuất tồn kho vật liệu, dụng cụ” để đối chiếu với số liệu của kế toán tổng hợp về vật liệu, dụng cụ.
Phương pháp này có nhược điểm là việc ghi chép trùng lặp vì mỗi loại vật liệu dụng cụ phải lập riêng một thẻ ở cả kho và phòng kế toán. Trong các doanh nghiệp sử dụng nhiều loại vật liệu, dụng cụ số lượng thẻ quá nhiều sẽ làm mất nhiều công sức ghi chép, đối chiếu, kiểm tra.
Chú ý: Sổ chi tiết theo dõi một thứ vật liệu để tiện đối chiếu với thẻ kho.
Các dịch vụ kiểm toán của IAC Hà Nội cung cấp bao gồm:
- Thiết lập hồ sơ khai thuế ban đầu, mua hoá đơn;
- Làm báo cáo thuế tháng, quý, năm;
- Hạch toán kế toán;
- Lập và in đầy đủ các loại sổ sách kế toán theo chuẩn mực;
- Kê khai, nộp thuế thu nhập cá nhân;
- Lập quyết toán thuế TNDN, TNCN, báo cáo tài chính năm;
- Tổng hợp và phân tích số liệu về các chi phí liên quan kế toán;
- Kiểm tra, các chứng từ kế toán để phát hiện các sai sót so với quy định và điều chỉnh;
- Phối hợp cùng doanh nghiệp xử lý các vấn đề liên quan nghiệp vụ kế toán;
- Tư vấn để doanh nghiệp năm bắt kịp thời và cân đối được kế hoạch doanh thu, chi phí;
- Chịu trách nhiệm giải trình với cơ quan thuế khi quyết toán thực tế.
Xem thêm:
Ý kiến bạn đọc [ 0 ]
Ý kiến của bạn