Quỹ dự phòng trợ cấp mất việc làm được trích lập và hạch toán vào chi phí quản lý doanh nghiệp. Khi quỹ dự phòng trợ cấp mất việc làm hàng năm không chi hết được chuyển số dư sang năm sau. Trường hợp quỹ dự phòng trợ cấp việc làm không đủ để chi trả cho người lao động thôi việc, mất việc trong năm tài chính thì toàn bộ phần chênh lệch thiếu được hạch toán vào chi phí quản lý doanh nghiệp trong kỳ tiếp theo... Hãy cùng tìm hiểu chi tiết.

Tài khoản sử dụng
Tài khoản 351 – Quỹ dự phòng trợ cấp mất việc làm
Bên Nợ: Chi trả cho người lao động thôi việc, mất việc làm từ quỹ dự phòng trợ cấp mất việc làm.
Bên Có: Trích lập quỹ dự phòng trợ cấp mất việc làm.
Số dư bên Có: Quỹ dự phòng trợ cấp mất việc làm chưa sử dụng
Phương pháp hạch toán
1. Trích lập quỹ dự phòng trợ cấp mất việc làm theo chính sách hiện hành, ghi:
Nợ 642 – Chi phí quản lý doanh nghiệp
Có 351 – Quỹ dự phòng trợ cấp mất việc làm
2. Chi trả trợ cấp mất việc làm, thôi việc, chi đào tạo lại nghề cho người lao động theo chế độ, ghi:
Nợ 351 – Quỹ dự phòng trợ cấp mất việc làm
Có 111, 112,…
3. Trường hợp quỹ dự phòng trợ cấp mất việc làm không đủ để chi trợ cấp cho người lao động thôi việc, mất việc làm trong năm tài chính thì phần chênh lệch thiếu được hạch toàn vào chi phí quản lý doanh nghiệp trong kỳ, ghi:
Nợ 642 – Chi phí quản lý doanh nghiệp
Có 111, 112,…
4. Cuối niên độ kế toán sau, doanh nghiệp tính, xác định số dự phòng trợ cấp mất việc làm cần phải lập. Trường hợp số dự phòng trợ cấp mất việc làm phải lập năm nay lớn hơn số dự phòng trợ cấp mất việc làm chưa sử dụng hết đang ghi trên sổ kế toán thì số chênh lệch thiếu, ghi:
Nợ 642 – Chi phí quản lý doanh nghiệp
Có 351 – Quỹ dự phòng trợ cấp mất việc làm
IAC Hà Nội không ngừng phá triển với đội ngũ chuyên viên kế toán nhiều năm kinh nghiệm trong nghề hứa hẹn mang đến cho bạn một nền tảng kế toán vững chắc theo đúng chuẩn mực kế toán Việt Nam. Hãy đến với chúng tôi, mọi ý kiến về kế toán, luật kế toán, các loại thuế, pháp luật về thuế sẽ được giải đáp.
Các dịch vụ kiểm toán - kế toán của IAC Hà Nội bao gồm:
+ Tư vấn pháp luật về kế toán, pháp luật thuế cho doanh nghiệp
+ Tư vấn hồ sơ, thủ tục về kế toán, thuế
+ Thực hiện dịch vụ kế toán thường xuyên
+ Hoàn thiện số sách chứng từ, lập báo cáo tài chính, xây dựng bảng cân đối thuế
+ Xây dựng cơ cấu chi phí giá thành hợp lý,
+ Xây dựng quỹ lương, các khoản trích theo lương
+ Tổ chức hệ thống kế toán, xử lý thông tin kế toán
+ Đào tạo nhân viên kế toán theo yêu cầu
Xem thêm:
Ý kiến bạn đọc [ 0 ]
Ý kiến của bạn