Quy định về các khoản trích theo lương mà doanh nghiệp phải tuân thủ

Thứ Bảy, 9 tháng 4, 2016

Trong các doanh nghiệp đều có các khoản trích theo lương cụ thể cần tuân thủ theo quy định của nhà nước. Vậy doanh nghiệp của bạn đã thực sự hiểu được quy định về các khoản trích này. Hãy cùng tìm hiểu nhé!

dao-tao-ke-toan-thue
Bảo hiểm xã hội
 
Quỹ bảo hiểm xã hội (BHXH) được hình thành nhằm mục đích trả lương cho người lao động khi nghỉ hưu hoặc giúp đỡ người lao động trong các trường hợp ốm đau, tai nạn, mất sức lao động phải nghỉ việc,…Quỹ BHXH được hình thành bằng cách tính thêm vào chi phí sản xuất – kinh doanh theo tỷ lệ quy định của tiền lương phải trả cho người lao động. Theo chế độ hiện hành, hàng tháng doanh nghiệp trích lập quỹ BHXH theo tỷ lệ 24% trên lương cấp bậc, chức vụ hợp đồng,… và các khoản phụ cấp theo quy định của người lao động, trong đó 17% tính vào chi phí sản xuất – kinh doanh của các bộ phận sử dụng lao động, còn lại 7% được tính trừ vào lương của người lao động. Số tiền thuộc quỹ BHXH được nộp lên cơ quan quản lý BHXH để chi trả cho các trường hợp nghỉ hưu, mất sức lao động, tiền tuất,..Các khoản chi cho người lao động khi bị ốm đau, thai sản,… được thanh toán theo chứng từ phát sinh thực tế.
 
Bảo hiểm y tế
 
Bảo hiểm y tế (BHYT) được hình thành từ việc trích lập theo tỷ lệ quy định tính theo tiền lương phải trả của người lao động trong tháng. Theo chế độ hiện hành quỹ BHYT được trích lập theo tỷ lệ 4.5% trên lương cấp bậc, chức vụ, hợp đồng…và các khoản phụ cấp theo quy định của người lao động, trong đó doanh nghiệp tính vào chi phí 3%, người lao động chịu 1.5% được trừ vào lương.
 
Quỹ BHYT được nộp cho cơ quan BHYT dung để tài trợ viện phí và tiền thuốc men cho người lao động khi ốm đau phải vào bệnh viện.
 
Kinh phí công đoàn
 
Kinh phí công đoàn (KPCĐ) được sử dụng cho việc bảo vệ quyền lợi của người lao động trong doanh nghiệp. Theo quy định một phần KPCĐ được sử dụng để phục vụ cho hoạt động của công đoàn tại doanh nghiệp, phần còn lại nộp cho cơ quan công đoàn cấp trên.
 
Kinh phí công đoàn cũng được hình thành do doanh nghiệp tính vào chi phí sản xuất kinh doanh theo tỷ lệ quy định. Theo chế độ hiện hành KPCĐ được trích hàng tháng bằng 3% tiền lương phải trả cho người lao động, trong đó doanh nghiệp tính vào chi phí 2%, người lao động chịu 1% được tính trừ vào lương.
 
Bảo hiểm thất nghiệp
 
Hàng tháng doanh nghiệp trích bảo hiểm thất nghiệp theo tỷ lệ 2% trên lương cấp bậc, chức vụ, hợp đồng…và các khoản phụ cấp theo quy định của người lao động, trong đó khấu trừ 1% tiền lương phải trả cho người lao động và trích 1% vào chi phí sản xuất kinh doanh để hình thành nguồn bẻo hiểm thất nghiệp nộp cho cơ quan Bảo hiểm xã hội theo quy định.
 
Quỹ dự phòng về trợ cấp mất việc làm
 
Theo quy định tại thông tư số 82/TT-BTC ngày 14/8/2003 của Bộ Tài Chính Quỹ dự phòng trợ cấp mất việc làm của doanh nghiệp dung để chi trợ cấp thôi việc, mất việc làm cho người lao động.
 
Theo quy định nếu Quỹ trợ cấp mất việc làm hàng năm không chi hết được chuyển số dư sang năm sau. Trường hợp về trợ cấp mất việc làm không đủ để chi trợ cấp cho người lao động thôi việc, mất việc làm trong năm tài chính thì toàn bộ phần chênh lệch thiếu được hạch toán vào chi phí quản lý doanh nghiệp trong kỳ.
 
Mức trích quỹ dự phòng về trợ cấp mất việc làm từ 1% - 3% trên quỹ lương làm cơ sở đóng bảo hiểm xã hội của doanh nghiệp. Mức trích cụ thể do doanh nghiệp tự lập quyết định tùy vào khả năng tài chính của doanh nghiệp hàng năm. Khoản trích lập quỹ dự phòng trợ cấp mất việc làm được trích lập và hạch toán vào chi phí quản lý doanh nghiệp trong kỳ của doanh nghiệp.
 
- Thời điểm trích lập quỹ dự phòng về trợ cấp mất việc làm: Là thời điểm khóa sổ kế toán để lập Báo cáo tài chính năm.
 
IAC Hà Nội đảm bảo cung cấp dịch vụ kế toán chất lượng cao đúng với pháp luật Việt Nam, đảm bảo tính an toàn, bảo mật tuyệt đối cho doanh nghiệp. Với đội ngũ luật sư, kế toán viên chuyên nghiệp tham gia quyết toán nhiều với các loại hình doanh nghiệp khác nhau hiểu rõ đặc thù kinh doanh đa ngành nghề trên mọi lĩnh vực kinh doanh.
 
Các dịch vụ kiểm toán - kế toán do IAC Hà Nội cung cấp bao gồm:
 
-Sổ nhật ký chung ghi nhận các nghiệp vụ kinh tế phát sinh;
 
- Bảng cân đối số phát sinh;
 
- Sổ chi tiết tài khoản kế toán, bắt đầu bằng tài khoản tiền mặt và kết thúc bằng tài khoản xác định kết quả kinh doanh;
 
- Sổ chi tiết doanh thu – Giá vốn hàng bán trong kỳ;
 
- Sổ chi tiết vật tư hàng hóa nhập xuất trong kỳ theo từng khoản mục vật tư – hàng hóa;
 
- Báo cáo nhập xuất tồn hàng hóa;
 
- Tư vấn hồ sơ thủ tục về kế toán, thuế;
 
- Thực hiện dịch vụ kế toán thường xuyên;.
Xem thêm:
Tags:


Ý kiến bạn đọc [ 0 ]


Ý kiến của bạn